Theo đó, vụ hành quyết Rainey Bethea vì tội hiếp dâm đã trở thành tâm điểm truyền thông thu hút 20.000 người trên khắp nước Mỹ tới thành phố Owensboro. Chưa đầy hai năm sau, Kentucky đã cấm treo cổ công khai, và trở thành tiểu bang cuối cùng tại Mỹ cấm phương pháp hành quyết này.
Ngồi ghế điện
Vụ hành quyết đầu tiên bằng cách cho tử tù ngồi ghế điện đã gây phẫn nộ cho những người chứng kiến. Vào tháng 8/1890, phạm nhân William Kemmler đã bị xử tử tại Nhà tù Bang Auburn vì tội giết vợ, theo Syracuse.com
Các quan chức ở New York lần đầu tiên sử dụng ghế điện, và cho rằng đây là cách hành hình nhanh chóng và nhân đạo hơn là treo cổ. Nhưng trên thực tế, các bài báo được đăng trong ngày hôm đó lại lên án và chỉ trích mạnh mẽ cách làm này.
Theo đó, cú sốc điện đầu tiên truyền dòng điện 1.700 vol qua cơ thể Kemmler trong 17 giây, nhưng sau một lúc bất động, Kemmler bắt đầu thở hổn hển, khiến các bác sĩ nhanh chóng bật công tắc thêm lần nữa. Họ đã gây sốc cho Kemmler thêm gần 4 phút nữa, và trong khoảng thời gian này một số quan sát viên đã bị ngất xỉu hoặc ngã quỵ.
Bất chấp thất bại lần đầu, hình thức hành quyết tử tù cho ngồi ghế điện đã được sử dụng rộng rãi tại Mỹ sau này khi có tới 26 bang áp dụng cho tới năm 1949.
Khí xyanua
Trung tâm Thông tin Hình phạt Tử hình (DPIC) tại Washington, DC cho biết vào năm 1924, một số bang tại Mỹ sử dụng khí hydro xyanua (HCN) để thi hành án tử hình. Theo AP, đây cũng chính loại khí từng được Đức Quốc xã sử dụng trong cuộc diệt chủng hàng nghìn người Do Thái trong Thế chiến thứ Hai.
Trong một vụ hành quyết ở bang Arizona, tờ Madera Tribune đã mô tả cách Jack Sullivan (23 tuổi) mỉm cười với các nhiếp ảnh gia khi anh ta bị trói vào ghế trong phòng ngạt hơi. Sau khi căn phòng được niêm phong, một cai ngục "kéo một sợi dây dẫn đến ổ cắm dưới ghế hành quyết" khiến các viên xyanua rơi vào ổ chứa axit sunfuric. Một lúc sau, "nụ cười toe toét của Sullivan đã biến mất, và đầu anh ta gục về phía trước".
AP cho hay, đến năm 1999, phần lớn các bang ở Mỹ đã phản đối dùng loại khí cực độc này vì giới chuyên gia nhận định đây là một cái chết từ từ khiến các tù nhân phải quẫy đạp và thở hổn hển.
Ra trường bắn
Vụ hành quyết Gary Gilmore (36 tuổi) vào năm 1977 là lần đầu tiên án tử hình được thi hành ở Mỹ, kể từ khi Tòa án Tối cao bãi bỏ án tử hình vào năm 1972, theo ABC4 Utah.
Gilmore bị kết án tử hình vì hai vụ giết người. Hắn bị xử bắn tại Nhà tù bang Utah. Chính Gilmore đã chọn cách ra trường bắn thay vì hành hình treo cổ.
Trong cuộc hành quyết, Gilmore bị trói vào một chiếc ghế và bị trùm mũ vào đầu. Theo Guardian, 5 khẩu súng trường chọc qua các khe hở trên bức tường đối diện với phạm nhân Gilmore để bắn vào tim tử tù.
Tiêm thuốc độc
Tiêm thuốc độc lần đầu tiên được sử dụng để thi hành án tử hình tại Mỹ vào những năm 1980. Theo New York Times, kẻ giết người Charles Brooks Jr. (40 tuổi) bị xử tử ở thành phố Huntsville thuộc bang Texas vào ngày 7/12/1982 bằng cách tiêm các loại thuốc và thuốc an thần.
Vào thời điểm đó, tiêm thuốc độc đã trở thành đề tài tranh luận sôi nổi trong cộng đồng y khoa Mỹ, khi nó được xem là phương thức hành quyết nhân đạo hơn.
Trong lúc hành quyết, các nhân chứng cho biết Brooks bắt đầu thở khò khè và các ngón tay run rẩy, theo tờ Texas Monthly. Sau một lúc, cơ thể anh ta lặng yên, và được tuyên bố đã chết.
Theo DPIC, tiêm thuốc độc sau này đã trở thành phương pháp hành quyết phổ biến nhất tại Mỹ.
Dữ liệu của DPIC cho biết, khoảng 23 bang ở Mỹ không áp dụng án tử hình, trong khi 24 bang có áp dụng, và 3 bang khác có lệnh cấm thi hành án tử hình.
Trong không ít vụ án, nhiều người bao gồm cả gia đình nạn nhân đã cầu xin các Thống đốc cho phép hoãn thi hành án tử hình.
Điển hình, vào năm 2020, gia đình của nạn nhân trong vụ án bị Daniel Lewis Lee (47 tuổi) sát hại đã yêu cầu giảm bản án tử hình xuống tù chung thân mà không được ân xá, theo New York Times. Nhưng cuối cùng, Lee vẫn bị thi hành án tử hình vào ngày 14/7/2020.
Chiêm ngưỡng những di sản của Việt Nam tại Ninh Bình
Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019
Sẽ trình hồ sơ 'Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh' lên UNESCO
Theo thông tin từ Trung tâm giao dịch đấu giá RR Auction, mảnh thiên thạch nặng 5 kg có tên gọi "Mảnh ghép Mặt trăng" là mảnh thiên thạch có nguồn gốc từ mặt trăng có kích thước lớn nhất từ trước đến nay, gồm 6 phần gắn liền với nhau, với phần lớn nhất có trọng lượng khoảng 2,7 kg. Khối thiên thạch được phát hiện vào năm 2017, tại Mauritania, phía tây bắc châu Phi. Mảnh thiên thạch có thể đã rơi xuống trái đất hàng nghìn năm trước.
![]() |
Khối thiên thạch "Mảnh ghép Mặt Trăng" được trưng bày tại Amherst, bang New Hampshire, Mỹ. |
Theo ông Robert Livingston, Phó Chủ tịch của RR Auction, những mẫu đá Mặt Trăng được các phi hành gia Mỹ mang về Trái Đất đều là tài sản của chính phủ. Đấu giá là cách duy nhất để những nhà sưu tập tư nhân có thể sở hữu đá Mặt Trăng. Và ông Nguyễn Văn Trường - người Việt Nam đã đấu giá thành công mảnh thiên thạch này với giá 612.500 USD (14.3 tỷ đồng) trong phiên giao dịch ngày 19/10 tại Trung tâm đấu giá RR Auction, bang Boston, Mỹ.
Thượng toạ Thích Minh Quang cho biết, thiên thạch "Mảnh ghép Mặt Trăng" sẽ được đưa về đặt tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) trong vòng 10 ngày tới. Đây cũng là ngôi chùa sẽ diễn ra Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019 - một trong những hoạt động văn hóa mang tính quốc tế của Liên Hợp Quốc nhằm tôn vinh giá trị nhân văn, hòa bình của nhân loại - sẽ do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức từ ngày 12 - 14/5/2019.
![]() |
Hiện tại, các hạng mục tại chùa Tam Chúc đang được khẩn trương hoàn thiện để đón 1.500 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các nhà nghiên cứu, học giả và hơn 10.000 phật tử đến từ gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự Đại lễ Vesak. |
Cũng theo thượng toạ Thích Minh Quang, sau khi tiếp nhận, nhà chùa sẽ mời các nhà điêu khắc nổi tiếng để đục đẽo, tạc khối thiên thạch trên thành tượng Phật. Khi hoàn thành, tượng Phật này sẽ được bày tại chùa Ngọc nằm ở trên núi thuộc quần thể chùa Tam Chúc. Chùa Ngọc làm hoàn toàn bằng đá khối nặng 2.000 tấn, không cần bê tông làm vật liệu kết dính. Chùa do các nghệ nhân Ấn Độ chế tác bằng các kỹ thuật truyền thống từ hàng nghìn năm.
"Lần đầu tiên tại Việt Nam và cũng là lần đầu tiên trên thế giới sẽ xuất hiện tượng Phật làm bằng thiên thạch mặt trăng", thượng tọa Thích Minh Quang thông tin thêm.
![]() |
Chùa có tới 12.000 bức tranh tái hiện cuộc đời của Đức Phật do những người thợ Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa đưa sang. |
Hiện tại, các hạng mục tại chùa Tam Chúc đang được khẩn trương hoàn thiện để đón 1.500 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các nhà nghiên cứu, học giả và hơn 10.000 phật tử đến từ gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự Đại lễ Vesak.
Đây được xem là sự kiện đối ngoại quan trọng, góp phần khẳng định vị thế, trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên Hợp Quốc.
Tình Lê
" alt=""/>Chùa Tam Chúc đặt thiên thạch 14 tỷ để hút du kháchViện Khoa học và Công nghệ Okinawa (OIST) cho biết, đã thiết kế thành công thiết bị quang khắc cực tím EUV có thể giảm đáng kể chi phí sản xuất chất bán dẫn từ 7nm trở xuống.
Không chỉ vậy, thiết bị này còn có thiết kế đơn giản hơn hệ thống thông thường của ASML, chẳng hạn như giảm xuống chỉ còn hai gương chiếu sáng quang học, thay vì sáu chiếc mặc định.
Về hiệu suất, nhóm nghiên cứu công bố, hệ thống này cho phép hơn 10% năng lượng EUV ban đầu đến được các tấm wafer, so với khoảng 1% trên các cấu hình tiêu chuẩn.
Với kết cấu đơn giản và rẻ hơn thiết bị của ASML, dòng máy EUV mới nếu được sản xuất hàng loạt, có thể định hình lại ngành sản xuất máy đúc chip, từ đó tác động đến toàn ngành bán dẫn.
Ngoài ra, một trong những lợi thế của máy là tăng độ tin cậy và giảm sự phức tạp trong việc bảo trì. Giảm đáng kể điện năng tiêu thụ cũng là một điểm mạnh của hệ thống mới.
OIST đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho công nghệ và cho biết, sẽ tiếp tục phát triển máy quang khắc EUV để đưa vào ứng dụng thực tiễn. Thị trường máy EUV toàn cầu dự kiến tăng từ 8,9 tỷ năm 2024 lên 17,4 tỷ USD năm 2030.
Trường học Mỹ cấm học sinh sử dụng điện thoại
Khi năm học mới bắt đầu, hàng loạt các bang của Mỹ như Indiana, Louisiana… đang chạy đua để cấm sử dụng điện thoại di động trong trường học.
Khảo sát năm 2024 của tổ chức Pew Research cho thấy, học sinh sử dụng điện thoại là nỗi đau đầu với giáo viên.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian, Thống đốc New York Kathy Hochul nhận xét: "Tôi đã chứng kiến những thuật toán gây nghiện thu hút những người trẻ tuổi, bắt cóc họ theo nghĩa đen và cầm tù trong một không gian nơi họ bị cắt đứt khỏi kết nối con người, tương tác xã hội và hoạt động bình thường trong lớp học”.
Đó là lý do tại sao các tiểu bang đang muốn ngăn chặn học sinh sử dụng smartphone tràn lan. Cho đến nay, ít nhất 8 tiểu bang ở Mỹ đã thông qua luật, ban hành lệnh hoặc áp dụng các quy tắc để hạn chế điều này.
Vấn đề không chỉ đơn giản là một số trẻ em và thanh thiếu niên dùng các ứng dụng như Snap, TikTok và Instagram trong giờ học, khiến bản thân và bạn cùng lớp mất tập trung. Ở nhiều trường học, chúng còn sử dụng điện thoại để bắt nạt, bóc lột tình dục và chia sẻ video đánh nhau.
Tuy nhiên, việc cấm điện thoại rất khó thực thi nếu không có quy tắc áp dụng trên toàn trường.
Intel bán tháo cổ phần tại Arm
Intel đã bán 1,18 triệu cổ phần tại hãng thiết kế chip hàng đầu châu Âu - Arm trong bối cảnh "gã khổng lồ" công nghệ trụ sở California phải cân đối lại bảng kế toán.
Thương vụ được cho là đem lại cho Intel gần 147 triệu USD, dựa trên giá cổ phiếu trung bình của Arm từ tháng 4 đến tháng 6 vừa qua.
Theo báo cáo tài chính mới nhất, tính đến cuối tháng 6, Intel có tiền mặt và các khoản tương đương tiền là 11,3 tỷ USD, trong khi đó, khoản nợ phải trả rơi vào khoảng 32 tỷ USD.
Việc thoái vốn khỏi Arm diễn ra trong bối cảnh Intel đang trải qua giai đoạn tài chính hỗn loạn. Vào đầu tháng 8, Intel công bố kế hoạch cắt giảm chi phí 10 tỷ USD, cùng với đó là sa thải 15.000 nhân viên, xoá bỏ cổ tức quý 4 tài chính, cũng như giảm chi tiêu vốn.